Defensive-Fighting Club
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Defensive-Fighting Club

VỚI DFC NIỀM ĐAM MÊ VÕ THUẬT LÀ BẤT TẬN.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tinh thần thượng võ dân tộc

Go down 
Tác giảThông điệp
ThienLong9x
Thống Lĩnh
Thống Lĩnh



Tổng số bài gửi : 26
Điểm : 66
Join date : 30/06/2011

Tinh thần thượng võ dân tộc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tinh thần thượng võ dân tộc    Tinh thần thượng võ dân tộc  EmptyFri Jul 01, 2011 10:30 am

* Có một số nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc ta vốn hiếu hòa, luôn “trọng văn khinh võ”, việc trị nước ít chú trọng đến binh bị. Thế nhưng thực tế lịch sử lại hoàn toàn khác. Dân tộc ta gần như được trui rèn và lớn lên trong chiến tranh dựng nước và cứu nước...

- Thật ra ông cha ta luôn coi trọng cả văn lẫn võ. Việc trị vì thiên hạ và bảo vệ bờ cõi phải dựa vào văn ban và võ ban. Quan văn và quan võ là hai chân để đứng, triều đại nào coi nhẹ việc võ bị là có nguy cơ mất nước. Có một giai đoạn nền võ học nước nhà bị xuống dốc là do xuất hiện các loại hỏa khí (súng đạn) thay bạch khí (gươm, đao). Việc sử dụng vũ khí có tầm sát thương xa đã làm hạn chế việc tập luyện võ. Dưới thời thực dân Pháp, tập võ và dạy võ cũng bị cấm đoán nghiêm ngặt.

* Hậu quả là nhiều tinh hoa bị mất mát, nhiều bài bản bị mai một, thất truyền. Ngay cả bản sắc võ VN cũng không nhận diện được rõ ràng?

- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy võ VN có một lịch sử phát triển lâu đời và một cơ sở quần chúng sâu rộng. Điều đó gắn liền với sự hình thành truyền thống thượng võ dân tộc trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, nó vẫn còn đó và trở thành một trong những di sản văn hóa dân tộc đáng tự hào. Có thể nhìn thấy nó vừa đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, độc đáo về phong cách. Từ bao đời nay, dân ta dùng võ để rèn luyện thân thể, tôi luyện ý chí, thi đấu biểu diễn, vui chơi giải trí... Võ dân tộc cũng có hiện tượng giao thoa và lan tỏa. Nói võ của ta không có bản sắc riêng là không đúng.

* Lối dạy võ ngày xưa thường theo kiểu “cha truyền con nối”, hoặc chỉ thu nhận người trong gia tộc. Nếu nhận người ngoài, thầy dạy cũng cố giấu lấy vài “miếng” phòng hờ. Cái tinh thần thiếu tính khoa học ấy còn ảnh hưởng đến ngày nay càng làm cho võ dân tộc không phát triển được như võ các nước láng giềng?

- Võ dân gian có phạm vi hoạt động rất rộng, hình thành và lưu truyền trong các dòng tộc, tản mác và được lưu giữ trong một không gian rộng. Nó chỉ được thể hiện rõ nhất trong một điểm “hội tụ” là các lò võ và trong các lễ hội truyền thống có nội dung thi đấu võ vật ở nhiều địa phương trong cả nước. Mỗi lò võ, lò vật cũng như mỗi lễ hội thường mang sắc thái riêng từng vùng. Sự phân tán này làm cho võ ta không có sự hợp nhất, và đó là điểm yếu so với các môn karate của Nhật Bản, taekwondo Hàn Quốc...

Cần lưu ý bên cạnh dòng võ trong dân gian, dân tộc ta còn có hệ thống võ trong cung đình, một phương tiện rèn luyện quân sĩ, bảo vệ triều đình và chống lại kẻ thù xâm lược. Nội dung của hoạt động võ trong cung đình thể hiện rõ trên ba mặt: võ với việc tổ chức quân đội của nhà nước quân chủ, võ học và võ cử.

Những người mở đầu các triều đại đều xuất thân là các võ tướng. Vương hầu thời Lý và Trần buộc phải tập võ để chỉ huy quân đội. Ở Thăng Long có trường bắn (xạ đình), nhà dạy võ (giảng võ đường). Cuốn Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn là bản cẩm nang cho các vị tướng thời đó sử dụng vào việc luyện quân, đánh giặc. Triều Lê, triều Nguyễn, khoa trường đã tổ chức thi cử qui củ lấy tạo sĩ, tiến sĩ võ. Có thể nói võ đã hun đúc nên tinh thần thượng võ dân tộc, và trở thành “quốc bảo” góp phần vào việc giữ nước, củng cố nền độc lập của dân tộc.

* Võ cổ truyền ngày nay kế thừa và phát huy các dòng võ cổ xưa của dân tộc. Liên đoàn Võ thuật cổ truyền đã cố gắng qui tụ nhiều võ phái, nhiều võ sư nổi tiếng trong cả nước để tìm tiếng nói chung. Nhưng sự phát triển có thể nói là chưa tương xứng và võ cổ truyền chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức?

- Một dấu mốc quan trọng của sự phát triển võ cổ truyền là từng bước xác định được diện mạo, xây dựng được luật đấu, thống nhất bài bản, có mục tiêu, phương hướng rõ ràng. 15 năm trước nói đến võ cổ truyền chưa ai biết ra sao, còn bây giờ có thể nhận diện được rõ ràng. Các môn phái võ cổ truyền VN đã phát triển mạnh, có mặt ở hơn 30 nước trên thế giới, có số môn sinh đông đảo theo tập luyện. Như vậy đã có nền tảng để phát huy.

Khả năng đưa võ cổ truyền thành môn thể thao hiện đại mang bản sắc VN, được quốc gia công nhận, đáp ứng các yêu cầu theo chương trình quốc tế, lọt qua các cửa để vào SEA Games, Asiad... là trong tầm tay. Thí dụ như môn silat của Indonesia có nhiều nét giống võ dân tộc của ta. Nhưng phải nói là họ thông minh, biết cách làm nhanh và lôi kéo chúng ta, ta vội vã nhảy vào mà quên mất cái vốn của mình. Nói thì nghe dễ nhưng làm được còn cả một chặng đường dài. Phải có một đội ngũ quản lý thể thao am hiểu võ thuật, cùng cần nhiều bàn tay, nhiều khối óc chung sức xây dựng, và cần những tấm lòng thiết tha với võ VN.

* Có một câu nói vui được truyền tụng trong giới võ là người Trung Hoa mang trong mình dòng máu hiệp sĩ ưa hành hiệp cứu đời, người Nhật đề cao tinh thần võ sĩ đạo, còn người tráng sĩ VN cứu nước phò nguy xong “rửa tay gác kiếm” không màng danh lợi.

- (Cười) Làm công tác thể dục thể thao đi nhiều nước, tôi có nhận xét thế này: người Nhật, người Triều Tiên có tính cách mạnh mẽ, dứt khoát. Nước Nhật hùng cường là nhờ biết dựa vào tinh thần võ sĩ đạo. Ở đâu tôi thấy người có võ cũng tự tin, có tinh thần đồng đội, trong hoàn cảnh nào cũng biết cách cư xử đẹp đẽ. Phục hưng tinh thần thượng võ là làm sống lại truyền thống, đem cái sức mạnh ngàn đời ấy của dân tộc tiến quân vào làm ăn xây dựng kinh tế, làm chủ khoa học kỹ thuật, làm chủ vận mệnh đất nước.

* Nếu cho ông là người có quyền quyết định, được nắm đồng tiền trong tay, thì ông bắt đầu từ đâu, thưa ông?

- Một đời tôi suy nghĩ, trăn trở, giờ chỉ xin nói vài câu. Đầu tiên tôi đề nghị Nhà nước phục chế Võ miếu Huế. Võ miếu được xây dựng vào triều Nguyễn nhằm “khích lệ phong hóa, đào tạo nhân tài với đường lối trị nước, văn võ đều trọng” (kiến nghị của bộ Lễ).
Vị trí xây dựng ở bờ bắc sông Hương, cách chùa Thiên Mụ khoảng 400m, qua nhiều hoang phế, đã trở thành trường nghiệp vụ của hội phụ nữ địa phương, và cả một số hộ dân cư trú. Thiết lập lại diện mạo Võ miếu xưa, dựng lại bia võ công, bia tiến sĩ, đặt lại bài vị... là đánh thức cái hồn của võ.

Đồng thời cho xây dựng một bảo tàng võ thuật đặt trong khuôn viên võ miếu, để khi con cháu chúng ta đến tham quan, có thể thấy hết chiều dài lịch sử võ công của dân tộc. Cũng cần phải thành lập một thiền viện, vì trong quá khứ dân tộc ta từng khai sáng những dòng thiền lớn, và thiền ngày nay đang trở thành xu thế của thời đại.

Việc làm cấp bách nữa là phổ cập võ thuật vào hệ thống giáo dục học đường. Giáo dục võ thuật tốt sẽ ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong lứa tuổi học trò như nghiện rượu bia, ma túy, lối sống sa đọa. Về chiến lược lâu dài, võ thuật trong học đường góp phần vào sự nghiệp cải tạo nòi giống.

Theo Tuổi Trẻ
Về Đầu Trang Go down
 
Tinh thần thượng võ dân tộc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» bài học cho những kẻ xem thường ...tôn ngộ không :bball:
» Jujitsu-Môn võ tinh hoa
» Ranh ngôn tình yêu
» Kendo - Tinh hoa kiếm thuật Nhật Bản
» Sư phụ tình dục "Phong" Lee đây(ko phải ông Mod Phong nhá tại tự nhiên cái chử ê ko viết đc) ...@.@!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Defensive-Fighting Club :: Trung tâm DFC :: Hình ảnh - Tài liệu tham khảo.-
Chuyển đến